Tại sao Công nghiệp máy móc, thiết bị của Đức được đánh giá top đầu thế giới?

Máy móc & Thiết bị (M&E) là lĩnh vực công nghiệp lớn thứ hai và sáng tạo nhất ở Đức. Đây là một trong những động cơ công nghệ thúc đẩy đất nước trở thành một quốc gia công nghệ cao – và kết hợp tất cả các công nghệ chủ chốt của tương lai (bao gồm điện tử, robot, vật liệu và phần mềm).

 

Hiện nay, lĩnh vực sản xuất trang thiết bị của Đức đang tập trung phát triển các giải pháp trung hòa carbon nhằm giúp đất nước này hiện thực hóa mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Những ngành công nghiệp quan trọng tiếp tục được đẩy mạnh ở Đức bao gồm điện tử, người máy, vật liệu phần mềm, pin và bán dẫn…

Năm 2021, các nhà máy kỹ thuật cơ khí là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Đức. Doanh thu 260 tỷ euros-Một kỷ lục mới đóng góp đáng kể vào sự khởi sắc của nền kinh tế nước này. Năm 2020, 81% doanh thu máy móc được tạo ra từ xuất khẩu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã sẵn sàng bắt nhịp với nền công nghiệp 4.0 đầy tham vọng đánh dấu bước ngoặt mở ra một kỷ nguyên mới nhằm “biến đổi”ngoạn mục hơn nữa ngành công nghiệp này.

Đức đã dành khoản Đầu tư hàng chục tỷ euro vào lĩnh vực sản xuất pin và bán dẫn sẽ chứng kiến nhu cầu đáng kể với sự mở rộng thị trường cho các giải pháp kỹ thuật cơ khí trong vòng 5 năm tới.

Năm 2020, với thị phần sản xuất và thương mại máy móc toàn cầu chiếm gần 16%, các công ty cơ khí của Đức luôn dẫn đầu thế giới (dù xuất khẩu đã bị Trung Quốc soán ngôi do Covid và chiến tranh Nga tại Ucraina). “Siêu phẩm máy móc” củng cố vị trí của quốc giá này trước cả Trung Quốc và Mỹ. Các nhà sản xuất máy móc của Đức dẫn đầu thị trường thế giới với 13 phân ngành sản phẩmđược xếp hạng 1 và 8 phân ngành hạng 2 trong số 31 lĩnh vực của khối Công nghiệp máy móc và trang thiết bị (M&E).

Đức là “quê hương” của các nhà máy sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp cơ khí hoạt động tốt nhất châu Âu với doanh số kỷ lục 260 Tỷ euro năm 2021. Xu hướng doanh thu tăng được thiết lập để tiếp tục dự báo thị trường năm 2022  sẽ đạt khoảng 265 Tỷ euro và năm 2025 dự kiến 290 tỷ euro. Tuy giá trị xuất khẩuđã được cải thiện,đạt mức ​​tăng trưởng 9,8% lên 179,4 tỷ euro vào năm 2021. Con số này vẫn thấp hơn năm 2019 với 181,7 tỷ euro  nhưng cao hơnnăm 2018 là 177,8 tỷ euro. Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất ở châu Âu, với thị trường chỉ riêng EU đã tạo ra giá trị của ngành công nghiệp máy móc kỹ thuật M&A khoảng 586 tỷEuro.

Phạm vi của ngành công nghiệp máy móc bao gồm công nghiệp máy móc theo nghĩa rộng và công nghiệp máy móc theo nghĩa hẹp. Ngành máy móc theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các loại máy móc nói chung, động cơ điện tử, xe cộ, đồ dùng, trang thiết bị chính xác,…Ngành máy móc theo nghĩa hẹp thường dùng để chỉ riêng ngành máy móc, trang thiết bị công nghiệp.

Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản được đánh giá là những cường quốc cơ khí tốt nhất thế giới.Dân số của Đức là 82,79 triệu người và thu nhập quốc dân là 47.450 đô la Mỹ/người/năm. Hoa Kỳ có dân số 327,16 triệu người, thu nhập quốc dân là 62.850 đô la Mỹ/người/năm. Nhật Bản có dân số 126,23 triệu người và thu nhập quốc dân là 41.340 đô la Mỹ/người/năm.

Dân số Đức chỉ bằng 65% so với dân số Nhật Bản nhưng xuất khẩu máy móc thiết bị của nước này gấp 1,77 lần Nhật Bản. Dân số Đức chỉ bằng 25% so với Hoa Kỳ, và xuất khẩu gấp 1,52 lần Hoa Kỳ. Đức là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu trang thiết bị máy móc trong nhiều năm trước năm 2020- năm đã bị mất vị trí dẫn đầu về tay Trung Quốc do covid và chiến tranh Nga tại Ucraina. Do đó, quốc gia này đã phải giảm sản xuất vì thiếu khí đốt và thiêu nguyên vật liệu bởi lệnh đóng cửa từ Trung Quốc.

Các thị trường lớn của Đức, theo Hiệp hội Công nghiệp cơ khí Đức VDMA công bố phân tích theo tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 là 177,8 tỷ euro, châu Âu chiếm 57%, châu Á chiếm 24%, Bắc Mỹ chiếm khoảng 12% và các thị trường khác chiếm khoảng 7%.

Theo thông tin do Hiệp hội Công nghiệp Cơ khí VDMA của Đức công bố, năm 2017, Đức chiếm 15,9% giá trị thương mại máy móc thiết bị toàn cầu, Trung Quốc chiếm 13,2%, Hoa Kỳ chiếm 10,0%, Nhật Bản chiếm 9,6%, Ý chiếm 7,3%,

Hiệp hội Công nghiệp Cơ khí VDMA của Đức ước tính doanh thu toàn cầu của ngành máy móc và thiết bị năm 2018 là 2.600 tỷ euro. Năm quốc gia sản xuất hàng đầu là Trung Quốc Đại lục, Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản, chiếm hơn 70% doanh thu toàn cầu.Mười công ty hàng đầu trong lĩnh vực này đã có thể chiếm hơn 80% doanh thu toàn cầu.

Công nghiệp máy móc nói chung là quan trọng nhất ở các nước tiên tiến. Theo số liệu của các nước Đức và Nhật Bản, ngành máy móc theo nghĩa rộng chiếm khoảng gần một nửa tổng ngành sản xuất. Theo số liệu từ ngành công nghiệp sản xuất của Đức, năm 2018, doanh thu ngành máy móc thiết bị là khoảng 232 tỷ euro, ngành điện tử và điện là 193 tỷ euro, ngành công cụ giao thông là 300 tỷ euro và doanh thu sản xuất là 1.501 tỷ euro. Công nghiệp máy móc ở Đức chiếm 48% công nghiệp chế tạo của đất nước này.

Các chỉ số này cho biết ngành máy móc và thiết bị của Đức lớn như thế nào và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Ngành công nghiệp máy móc và thiết bị có nhiệm vụ hỗ trợ tổng thểnền công nghiệp sản xuất của đất nước và quan trọng hơn là ngành công nghiệp quốc phòng. Hoạt động kinh doanh sản xuất của Đức dựa vào ngành máy móc và thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Một nền công nghiệp quốc phòng độc lập cần có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị công nghệhiện đại.

Đặc thù của ngành máy móc thiết bị là vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, nhân tài công nghệ cao…Ngành máy móc thiết bị là ngành thực sự cần nhiều vốn, thâm dụng công nghệ và nhân tài, máy móc thiết bị ngành công nghiệp có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện Đức có nhiều “Nhà vô địch” tiềm ẩn của ngành này.

Máy móc & thiết bị là lĩnh vực lớn nhất của Đức theo mức độ hoạt động, có gần 6.600 công ty – trong đó gần 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ- dọc theo chuỗi giá trị. Các công ty M&E của Đức vẫn là công ty công nghiệp lớn nhất của Đức: Ngành M&E của Đức hiện sử dụng lực lượng lao động hơn một triệu người. Với tổng chi tiêu cho R&D là gần 17 tỷ EUR vào năm 2021,ngành M&E được coi là một trong những ngành đổi mới nhất trong cả nước.Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, các lĩnh vực máy công cụ, công nghệ truyền động và thiết bị xử lý vật liệu là những lĩnh vực quan trọng nhất về doanh thu hàng năm.

Ngành công nghiệp máy móc thiết bị của Đức là ngành có năng suất lao động cao nhất đối với các nhân viên kỹ thuật, công nghệ và đứng trong top đầu trên thế giới về các công ty máy móc và thiết bị của Đức, tạo ra công ăn việc làm, doanh thu của công ty, năng suất nhân sự, sản xuất và xuất khẩu. Tất cả những điều đó giúp cho Đức là nước có nền công nghiệp máy móc thiết bị số một thế giới.

Nước Đức được đánh giá có nhiều robot công nghiệp hơn cả Mỹ từ năm 2017

Năm 2018, ngành công nghiệp máy móc và thiết bị của Đức có 6.523 doanh nhân (3.200 thành viên VDMA, chiếm khoảng một nửa), ngành công nghiệp này sử dụng 1,05 triệu lao động và năng suất lao động là 218.200 euro/người/năm. Giá trị sản xuất là 224,3 tỷ euro, tổng xuất khẩu là 177,8 tỷ euro, nhập khẩu là 75 tỷ euro, bán nội địa là 46,5 tỷ euro và thị trường nội địa là 121,5 tỷ euro.

Ngành máy móc và thiết bị phải hỗ trợ ngành sản xuất chung của đất nước. Hoạt động kinh doanh sản xuất của quốc gia phụ thuộc vào ngành công nghiệp máy móc và thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia đó. Ngành công nghiệp máy móc và thiết bị ở Đức được phân loại thành hơn 30 dòng sản phẩm, với hơn 100 sản phẩm ở hạng trung và hàng nghìn sản phẩm phụ…

Các lĩnh vực công nghiệp tiêu biểu của ngành máy móc và thiết bị của Đức bao gồm kỹ thuật truyền tải điện, công nghệ xử lý vật liệu, công nghệ vận tải hàng không, máy công cụ, máy đóng gói thực phẩm, máy nông nghiệp, van và phụ kiện đường ống, máy xây dựng và máy móc vật liệu xây dựng, thiết bị năng lượng chất lỏng, v.v. .Ngành công nghiệp này có thể chiếm khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, còn có máy móc nhựa và cao su, máy dệt, máy bơm, máy chế biến gỗ, hệ thống động cơ, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị toàn bộ nhà máy, robot và tự động hóa, hệ thống nén và chân không, công cụ dụng cụ chính xác, công nghệ kiểm tra và thử nghiệm, công nghệ in và sản xuất giấy…

Chưa kể những sản phẩm khác như thiết bị bán dẫn và bảng điều khiển, công nghệhệ thống truyền nhiệt, thang máy và thang cuốn, công nghệ tự động hóa động cơ, hệ thống điện, máy đúc, công nghệ may mặc và da, thiết bị sản xuất luyện kim loại, lò công nghiệp, công nghệ hàn, hệ thống làm sạch, thiết bị cứu trợ thảm họa, thiết bị an toàn và bảo hiểm…

nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/tai-sao-cong-nghiep-may-moc-thiet-bi-cua-duc-duoc-danh-gia-top-dau-the-gioi-.html